Như chúng ta đã biết, việc ô nhiễm môi trường ngày càng trở nên trầm trọng, đặc biệt là rác thải sinh hoạt. Trong rác thải sinh hoạt có rác hữu cơ và rác vô cơ. Ở đây mình muốn nói đến rác hữu cơ. Bên cạnh đó, nước rửa chén hàng ngày mà chúng ta sử dụng, được làm ra từ hóa chất công nghiệp, mà hóa chất công nghiệp từ sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe của chúng ta. Thế thì tại sao chúng ta không sản xuất nước rửa chén từ rác hữu cơ để đảm bảo an toàn cho sức khỏe ?
Việc tự làm nước rửa chén từ rác hữu cơ thì đã có rất nhiều trên mạng, nếu tra google thì có rất nhiều phương pháp làm, tuy nhiên theo mình thấy để làm với số lượng ít thì tạm được nhưng nếu làm với số lượng lớn thì hơi khó khăn. Và nếu làm nhiều, số lượng lớn thì phải làm sao? Đây chính là sự chia sẽ của mình đến anh em, làm thế nào để thoát “nghèo” từ rác ?
Mình sẽ chia sẽ theo từng phần như : Quy trình, Hiệu quả kinh tế, Xử lý khó khăn.
Phần 1 : QUY TRÌNH
A/- NGUYÊN LIỆU :
1/- Phế phẩm thực vật
– Rác hữu cơ bao gồm :
+ Gốc rau các loại. Ví dụ: Gốc rau muống, gốc cải, …
+ Các loại rau ăn lá: Ví dụ : Cải xanh, cải ngọt, hành, diếp cá,…..
+ Củ, quả các loại. Ví dụ: Bầu, bí, cà, đậu, su, khoai,…….
+ Hoa các loại: Hồng, Cúc, Huệ,……..
+ Vỏ Trái cây các loại: Vỏ Bưởi. Vỏ Chôm chôm, nhãn, măng cụt, …..
* Chú ý : Không được dùng các phế phẩm có nguồn gốc từ động vật như Thịt, Cá các loại. Các chất nhựa , thủy tinh như chai mũ, túi nylon, chai thủy tinh,…..
2/- Đường mật:
– Đường mật là chất lỏng cô đặc sau khi được rút đường bằng phương pháp cô và kết tinh.
– Nếu không có đường rỉ có thể thay thế bằng đường vàng, mật mía.
* Chú ý : Không dùng đường đã tinh luyện ( đường cát trắng )
3/- Nước sạch
– Có thể dùng nước máy ( nước phông-tên), nước sinh hoạt,nước giếng khoan,….. Không dùng nước ao hồ tù đọng.
B/- THỰC HIỆN :
1/- Dụng cụ :
– Sử dụng các thùng chứa bằng nhựa có nắp đậy kín.
– Kích thước của thùng nhựa phụ thuộc vào khối lượng rác hữu cơ mà ta có.
Ví dụ : Có thể dùng chai nhựa, thùng nhựa kín có thể tích từ 05 lít trở lên. Thùng càng lớn thì ta càng chứa được nhiều dung dịch.
2/- Công thức :
01 Phần đường + 03 Phần phế phẩm + 10 Phần nước
+ Ví dụ : 01 kg đường mật + 03 kg rác hữu cơ + 10 lít nước
3/- Cách làm :
– Đầu tiên quan trọng là ta phải phân loại rác hữu cơ theo từng loại như đã ghi ở phần 1A.
+ Loại nào theo loại đó. Ví dụ Rau ăn lá chứa riêng 1 thùng, Hoa chứa riêng 1 thùng,, Củ quả chứa riêng 01 thùng.
– Sau đó ta rửa sơ hoặc ngâm phần rác này trong nước khoảng 10 phút để trôi đi các chất như bùn, đất, cát.
– Tiếp theo ta băm, chặt, cắt nhỏ các loại rác hữu cơ từ 2cm-3cm. Sau đó bỏ rác hữu cơ ( sau khi đã phân loại và băm nhỏ ) vào thùng nhựa kín.
– Sau 2 ngày, pha đường với nước theo tỷ lệ công thức trên, sau đó đổ vào thùng đã có rác hữu cơ và đậy kín nắp lại.
* Chú ý :
+ Không được nhồi nhét phần rác hữu cơ đầy,tràn thùng. Đổ vào theo tỷ lệ 3 phần không khí và 7 phần nguyên liệu.
+ Đặt thùng chứa nơi thoáng mát.
+ Dán nhãn, ghi ngày bắt đầu ủ lên thùng chứa để dễ dàng kiểm tra và theo dõi.
3/- Kiểm tra :
– Đến ngày thứ 3 sau ủ , ta mở nắp thùng để không khí thoát ra. Sau đó đậy kín nắp thùng lại.
+ Lưu ý : Khi mở nắp thùng, ta phải mở từ từ, tránh mở nhanh, đột ngột sẽ gây ra hiện tượng trào bọt hoặc bay nắp thùng.
– Sau đó, cứ cách ngày ta mở nắp thùng 1 lần.
– Đến ngày thứ 14, cứ cách 3 ngày ta mở nắp thùng 1 lần, sau đó đậy kín tiếp.
+ Lưu ý : Khi mở nắp thùng ta thấy có phần bả màu trắng đục nổi lên trên mặt thì ta dùng cây gổ hoặc cây bằng nhựa đẩy phần bả màu trắng chìm xuống dưới cho thấm nước.
– Đến hết 30 ngày, khi mở nắp thùng ta sẽ ngửi thấy mùi cồn. Đến ngày thứ 60, khi mở nắp ta sẽ ngửi được mùi chua nhẹ. Tất cả các mùi trên đều là hiện tượng bình thường.
– Thời gian hoàn thành việc ủ rác hữu cơ :
+ Đối với Bông, Hoa : Khoảng 30 ngày
+ Đối với Rau ăn lá : Từ 40 đến 60 ngày
+ Đối với Củ, quả : Từ 60 đến 90 ngày
Khi kiểm tra dung dịch ngửi thấy mùi thơm, hơi chua, màu hơi nâu, nguyên liệu đã bị phân hủy, chứng tỏ quá trình ủ rác hữu cơ đã hoàn chỉnh.
4/- Kết quả:
Sau khi hoàn thành việc ủ rác, chúng ta sẽ thực hiện bước cuối cùng là :
+ Dùng vải mỏng, vải mùng để lọc cặn dung dịch.
+ Sau khi lọc ta sẽ có 02 phần: Phần nước và phần bã, mỗi phần ta đựng riêng lẻ trong thùng nhựa khác nhau.
+ Phần bã ta sẽ dùng bón cho cây trồng. Phần này mình sẽ chia sẽ ở một bài viết khác .
+ Phần dung dịch chính là nước rửa chén hữu cơ.
Nước rửa chén này có màu vàng đục, có mùi chua nhẹ. Khi rửa chén đũa thì phải nói là sạch các chất dầu mỡ như các loại nước rửa chén thông thường nhưng đều quan trọng là nó được làm từ rác hữu cơ. Chúng ta sử dụng nước rửa chén hữu cơ này thì chúng ta vừa tận dụng được nguồn phế phẩm từ rác sinh hoạt hàng ngày, vừa trực tiếp giảm thiểu ô nhiễm môi trường và đồng thời đảm bảo được sức khỏe của chúng ta.